Khách sạn và các điểm tham quan tại Sóc Trăng
Danh sách những khách sạn uy tín tại Sóc Trăng
- Phong Lan 1: nằm tại 124 Đồng Khởi, Phường 4, thành phố Sóc Trăng . Khách sạn tiện nghi và phục vụ khá tốt, gần chợ, gần sông giá rất phải chăng – Điện thoại: 079 3821 619
- Phong Lan 2: 133 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng, Sóc Trăng – Điện thoại: 079 3821 757
- Phú Quý: 21 Phan Chu Trinh, phường 1, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng – Điện thoại: 079 3611 811
- Khánh Hưng: 17 Trần Hưng Đạo, P 3, TP Sóc Trăng – Điện thoại: 079 3821026
- Quê Hương: 128 Nguyễn Trung Trực, Phường 2, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng – Điện thoại: 079 3616122
- Tín Hoà: 20 Lê Duẩn, Phường 3, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng – Điện thoại: 079 3619 666
Các điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé Sóc Trăng
Chùa Khleang
Chùa trong trung tâm thành phố, số 71 Tôn Đức Thắng ngay gốc Nguyễn Chí Thanh. Được xây dựng từ thế kỷ 16, lúc đó còn bằng gỗ lá kiến trúc hiện tại có từ lần trùng tu đầu thế kỷ 20. Địa danh Srock Khleang (sau này đọc là Sóc Trăng) bắt nguồn từ đây
Chùa có chánh điện, nhà sala kiểu nhà sàn, các tháp để hài cốt sư sãi và Phật tử, phần chánh điện 2 bên có tương Yeak là chằn tinh đã được phật cải hoá, cầm chày bảo vệ chùa. Trên cánh cửa gỗ chạm hình tiên nữ cầm vũ khí, đứng trên mình ngựa. Chằn tinh và tiên nữ tương đương ông Thiện, Ác trong các chùa Việt. Trên khung cửa chạm mặt thần Reahu hung dữ, hai tay bưng mặt trời hay mặt trăng chuẩn bị nuốt vào bụng
Chùa đất sét
Số 286 Tôn Đức Thắng đi qua chùa Khleang vài trăm mét bạn sẽ thấy một ngôi chùa nhỏ, đơn sơ, mái tôn, nguyên là nhà ở, kiểu tu tại gia.
Ngôi chùa chỉ nổi tiếng khi ông Ngô Văn Tòng cư sĩ tại gia, bỗng có đam mê dùng đất sét nặn tượng, đất sét mang về phơi khô, giã bằng cối thành bột mịn, rây bõ hết các tạp chất, rễ cây rồi trộn với bột nhang và ô đước để nặn tượng
Trong 42 năm liền cho đến ngày ông mất, ông không làm việc gì ngoài nặn tượng, công trình suốt đời này được trên một ngàn bức tượng đủ kiểu, tượng Phật, Ngọc Hoàng, Khổng tử, Lão tử, bảo tháp và thú vật. Chùa còn giữ kỷ lục về đèn sáp. Hai cây đèn sáp cao 2m6, đường kính 1 mét, nặng 200km được đốt liên tục từ khi ông Ngô Văn Tòng mất năm 1970, đến nay chỉ cháy hết một nửa
( Còn tiếp )